Trên thị trường ngày nay, đa dạng các loại vật liệu để làm nội thất từ gỗ tự nhiên, nhựa, inox,… ngoài các vật liệu trên thì gia chủ có thêm lựa chọn từ gỗ công nghiệp, điển hình là gỗ công nghiệp Plywood. Vậy Plywood là gì ? Loại gỗ này có những công dụng cùng ưu nhược điểm gì ?
Để biết hãy cùng HOME 68 tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé !
Plywood là gì ?
Plywood dịch ra có nghĩa là ván ép hay gỗ dán. Chúng được các nhà khảo cổ tìm ra dấu vết đã xuất hiện vào khoảng 3500 năm trước công nghiệp, qua bao quá trình phát triển và thay đổi thì đến năm 1928 tấm ván Plywood có kích thước tiêu chuẩn ( 1220mmx2440mm ) đầu tiên được giới thiệu tại Hoa Kỳ. Đầu những năm 1990, chúng ta đã thấy sự xuất hiện của loại ván ép này tại các nhà máy thuộc các công ty quốc doanh tại Việt Nam.
Định nghĩa
Plywood ( gỗ dán/ gỗ ép ) là sản phẩm công nghiệp được tạo ra từ việc ghép nhiều tấm gỗ mỏng có cùng kích thước, xếp chồng lên nhau theo đúng hướng của đường vân gỗ. Những lớp tấm gỗ được dán lại bằng keo Phenol hoặc Formaldehyde, sau đó được ép bằng máy ép thủy lực, tạo ra thành phẩm là tấm gỗ Plywood hoàn chỉnh.
Cấu tạo của gỗ Plywood
Plywood được tạo ra từ 3 phần chính:
- Phần độn: gồm các tấm gỗ mỏng ( làm từ gỗ thông, gỗ sồi, gỗ keo, gỗ tràm, gỗ bạch đàn,… )
- Phần keo: giúp kết dính giữa các tấm gỗ mỏng ( có thể là keo Phenol Formaldehyde- PF hoặc keo Urea Formaldehyde-UF )
- Phần bề mặt: lớp gỗ tự nhiên tạo nên bề mặt hoàn thiện cho tấm gỗ.
Quy trình sản xuất của gỗ Plywood
- Chuẩn bị gỗ: Quy trình bắt đầu bằng việc chuẩn bị gỗ nguyên liệu. Gỗ thông thường được sử dụng trong sản xuất gỗ Plywood, nhưng cũng có thể sử dụng các loại gỗ khác như gỗ thông, gỗ bạch đàn, gỗ sồi, gỗ keo và gỗ cứng khác. Gỗ được tách thành các lớp mỏng bằng máy cắt.
- Lạng bóc cây gỗ tạo tấm: cây gỗ sẽ được lạng mỏng theo độ dày yêu cầu với kích thước nhất định. Độ dày thường dùng là từ 1,7 – 2,5cm với kích thước tùy chỉnh theo yêu cầu.
- Sấy khô và phân loại: Sau khi đã có được các tấm mỏng, đem các tấm đi sấy khô để đạt được độ ẩm nhất định. Đồng thời chọn ra các tấm bị hỏng không đủ tiêu chuẩn.
- Ép nguội: Các tấm ván mỏng sẽ được lăn qua keo sau đó xếp chồng lên nhau theo độ dày yêu cầu. Sau đó được ép lại để làm phẳng và đảm bảo keo được dàn đều.
- Ép nhiệt: Đây là công đoạn sẽ làm keo cứng lại và biến các lớp thành kết dính chặt lại với nhau. Thường thì nhiệt độ để ép là 1000 độ C và thời gian thì thường từ 15 đến 20 phút tùy thuộc vào lượng keo thời gian kết dính sẽ nhanh hay chậm.
- Dán phủ veneer: Tiến hành chà nhám bề mặt của ván để tạo ra mặt phẳng của tấm. Sau đó phủ một lớp keo lên bề mặt tấm sau đó đặt tấm veneer lên và thực hiện quá trình ép nhiệt, căn thời gian để cho toàn bộ keo đông cứng lại.
- Xử lý hoàn thiện: Sau khi ép nhiệt, sẽ tiến hành chà nhám lần cuối để tính thẩm mỹ cho sản phẩm, cắt những phần thừa để đảm bảo đúng kích thước tiêu chuẩn.

A title
Image Box text
Ưu và nhược điểm của gỗ Plywood
Ưu điểm
- Có khả năng chống ẩm và kháng nước phù hợp với những nơi có độ ẩm cao cũng như tiếp xúc với nước nhiều
- Khả năng chịu lực tốt, ít cong vênh và mối mọt
- Kết cấu chắc chắn, đảm bảo độ cứng và bền so với các loại gỗ công nghiệp khác
- Giá thành rẻ hơn gỗ tự nhiên
- Khả năng bắt vít và bám dính tốt, dễ thi công
Nhược điểm
- Nếu trong quá trình sản xuất không được tẩm sấy theo đúng tiêu chuẩn thì ván ép sẽ dễ bị cong vênh, các lớp dễ bị tách, dễ bị mối mọt.
- Không đa dạng màu sắc như các loại gỗ công nghiệp khác
Ứng dụng của gỗ Plywood trong nội thất
Với ưu điểm về độ cứng cũng như khả năng kháng nước tốt. Gỗ Plywood thường được sử dụng làm sàn nhà, các vách ngăn tường, cửa thông phòng,… Và làm các đồ nội thất như giường, tủ , kệ tivi, bàn , ghế,…
Tận dụng những ưu điểm và tính năng nổi trội đó của gỗ Plywood. HOME 68 đã cho ra các sản phẩm từ gỗ Plywood như cửa gỗ plywood, tủ bếp, tủ áo, …

A title
Image Box text
Trong bối cảnh hiện nay, gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm, Gỗ công nghiệp nói chung và gỗ Plywood nói riêng ra đời như một vị cứu tinh thay thế cho gỗ tự nhiên. Đồ gỗ công nghiệp không những mẫu mã đẹp, độ bền tương đối cao mà còn an toàn với con người, thân thiện với môi trường. Hy vọng qua bài viết này của HOME 68, sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại gỗ công nghiệp này.
Xem thêm: Các loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến trong sản xuất nội thất hiện nay
Xem thêm: Gỗ MFC và MDF loại nào tốt hơn ? Nên dùng loại nào
Xem thêm: Gỗ MDF là gì ? Những điều cần biết khi làm nội thất gỗ MDF
CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOME 68
Công Ty Cổ Phần Nội Thất HOME 68 chuyên thiết kế, thi công nội thất, tủ bếp, xây nhà trọn gói. Chúng tôi cam kết chất lượng tốt nhất, giá tối ưu nhất