Gỗ MFC và gỗ MDF là 2 cái tên quá quen thuộc trong ngành thiết kế và sản xuất đồ nội thất hiện nay, được khách hàng ưa chuộng nhờ có nhiều ưu điểm và tính năng vượt trội. Trong bài viết này, hãy cùng HOME 68 đi tìm hiểu MDF, MFC là gì , cách phân biệt và đánh giá chất lượng hai loại gỗ này.

Hai loại gỗ đều có tính ứng dụng cao trong thiết kế nội thất
1. Giới thiệu về gỗ công nghiệp MFC và MDF
1.1 MFC là gì ?
MFC là từ viết tắt của Melamine Faced Chipboard là một loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất hiện đại. Gỗ MFC thường còn gọi là gỗ ván ép hoặc gỗ ván dăm ( OSB, PB, WB ) phủ melamine.
1.2 MDF là gì ?
MDF là từ viết tắt của Medium Density Fibreboard là một loại gỗ kỹ thuật được chế tạo bằng cách phá vỡ phần còn lại của gỗ cứng hoặc gỗ mềm thành các sợi gỗ, thường trong máy tách sợi, kết hợp nó với sáp và chất kết dính nhựa, và tạo thành tấm bằng cách áp dụng nhiệt độ và áp suất cao.
Xem thêm: Gỗ MDF là gì ? Những điều cần biết khi làm nội thất gỗ MDF
2. Phân biệt gỗ MFC và MDF
2.1 Cấu tạo của gỗ MFC
Gỗ MFC bao gồm 2 phần chính, lõi ván dăm và bề mặt melamine.
Lõi ván dăm thường được sản xuất từ gỗ rừng trồng từ các loại cây thu hoạch ngắn ngày như keo, cao su, bạch đàn… Thân gỗ sau khi được khai thác sẽ được băm nhỏ thành dăm gỗ, kết hợp với sáp và chất kết dính nhựa, ép lại thành tấm dưới cường độ áp suất nén cao.
Bề mặt được phủ lên một lớp Melamine, có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống cháy và chống thấm bề mặt. Lớp bề mặt này thường có giả vân gỗ hoặc giả kim loại rất đẹp mắt.

Gỗ MFC làm từ cốt ván dăm và có lớp phủ Melamine
2.2 Cấu tạo của gỗ MDF
Cấu tạo của MDF cũng tương tự MFC gồm hai phần chính. Nhưng phần lõi của MDF sẽ là sợi gỗ/ bột gỗ không phải là ván dăm như gỗ MFC.
Nguyên liệu chính bột gỗ/sợi gỗ có thể là những mảnh gỗ vụn, nhánh cây, vỏ bào được nghiền nát sau đó kết hợp với keo và chất phụ gia khác sau đó được ép với nhiệt độ và áp suất cao sau đó tạo được thành phẩm.
2.3 Phân loại gỗ MFC
Dựa vào đặc tính của gỗ, MFC chia làm 2 loại gồm:
- Gỗ MFC thường: Gỗ MFC có khoảng 80 màu khác nhau với nhiều hình thái từ màu trơn, vân cho đến việc giả chất liệu khác như MFC sồi , tần bì, dẻ gai, gỗ dái ngựa, gỗ óc chó, xoan đào,…
- Gỗ MFC chống ẩm: có khoảng 240 màu chuyên dùng cho các khu vực nội thất ẩm ướt.
- Loại phối hai màu: là sự kết hợp của hai loại thường và lõi xanh chống ẩm, sản phẩm nội thất được làm từ dòng gỗ MFC phối màu này sẽ rất đẹp… góp phần giúp cho nội thất trong không gian của bạn được nổi bật và ấn tượng hơn rất nhiều.

Gỗ MFC được chia làm 3 loại chính
2.4 Phân loại gỗ MDF
Hiện nay, gỗ MDF có 3 loại là gỗ MDF thường, gỗ MDF chống ẩm , gỗ MDF chống cháy. Tùy thuộc vào từng loại chất kết dính mà các sản phẩm gỗ MDF sẽ có những đặc tính khác nhau.
- Gỗ MDF thường: sử dụng chất dính là keo UF ( urea formaldehyde) để liên kết các sợi gỗ, tạo nên các cốt ván MDF.
- Gỗ MDF chống ẩm: sử dụng chất kết dính là keo MUF (melamine urea formaldehyde), nhựa Phenolic hoặc PMDI (Polymeric Diphenylmethane Diisocyanate) thay vì sử dụng keo UF thông thường. Sản phẩm này sẽ được nhà sản xuất thêm chất chỉ thị màu xanh để phân biệt với gỗ MDF thường. Ngoài ra, loại gỗ MDF chống ẩm này cũng có giá thành cao hơn so với các loại tấm ván MDF thường.
- Gỗ MDF chống cháy: được các nhà sản xuất cho thêm phụ gia vào để tạo nên đặc tính chống cháy cho tấm ván có thể là xi măng hoặc thạch cao. Trên thực tế, tấm ván có nguồn gốc từ gỗ nên vẫn sẽ cháy khi tiếp xúc nguồn nhiệt, nguồn lửa trong thời gian dài. Nhưng khi có thêm các phụ gia này vào, gỗ MDF chống cháy sẽ có thời gian bắt lửa lâu hơn, đặc biệt khi cháy sẽ không tạo nên ngọn lửa lớn.

Các loại gỗ MDF thường được sử dụng
2.5 So sánh ưu – nhược điểm của MFC và MDF
Loại gỗ | Gỗ MFC | Gỗ MDF |
Ưu điểm |
|
|
Nhược điểm |
|
|
3. Gỗ MFC và MDF loại nào tốt hơn ?

Có thể dựa vào ưu – nhược điểm của từng loại gỗ mà có thể đánh giá loại gỗ nào tốt hơn
Nếu bạn đang khó khăn lựa chọn giữa MFC và MDF không biết loại gỗ nào sử dụng tốt hơn, chúng tôi đưa ra lời khuyên cho bạn , có thể so sánh chúng dựa trên ưu nhược điểm hoặc dựa trên mục đích và nhu cầu sử dụng của mình. Bạn có thể tham khảo các trường hợp nên dùng hai loại gỗ trên như sau:
- Nên sử dụng gỗ MFC:
Với ưu điểm chắc chắn, chịu lực tốt, thường được dùng để làm cho các dạng đồ nội thất phẳng, thẳng : kệ, tủ quần áo, bàn làm việc, bàn học, ốp trần, ốp tường… Gỗ MFC có giá thành phải chăng, phù hợp đại đa số gia đình.
- Nên sử dụng gỗ MDF:
Gỗ MDF có bề mặt ván gỗ phẳng mịn, chống trầy xước tốt. Không những thế dòng gỗ này có khả năng chống ẩm tốt phù hợp để làm tủ bếp, tủ quần áo, tủ đồ nhà tắm,… các sản phẩm nội thất hay để ở khu vực ẩm ướt.
HOME 68 mong rằng qua bài viết này khách hàng có thể nắm rõ được các đặc điểm cũng như ứng dụng của hai loại gỗ công nghiệp MDF và MFC. Từ đó đi đến chọn lựa được loại gỗ phù hợp với nhu cầu cũng như mức ngân sách đã đề ra.
CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HOME 68
Công Ty Cổ Phần Nội Thất HOME 68 chuyên thiết kế, thi công nội thất, tủ bếp, xây nhà trọn gói. Chúng tôi cam kết chất lượng tốt nhất, giá tối ưu nhất